top of page
Writer's picturehiephoinudoanhnhan

Hội thảo “Hỗ trợ DN do phụ nữ làm chủ tiếp cận thị trường - Chính sách, Thực tiễn và Giải pháp"


Nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thông qua cập nhật thông tin, kiến thức về chính sách pháp luật, các chương trình hỗ trợ; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tiếp cận thị trường - Chính sách, Thực tiễn và Giải pháp” ngày 14/11/2023 tại Hà Nội. Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình “Tạo cơ hội thị trường bình đẳng cho phụ nữ và doanh nghiệp do nữ làm chủ thông qua mua sắm có trách nhiệm giới” (WE RISE Together) do Chính phủ Úc hỗ trợ thông qua Quan hệ Đối tác Mekong-Úc và do UN Women thực hiện.


Tham gia Hội thảo, Chị Bùi Thị Hải Yến – Chủ tịch Hiệp hội Nữ Doanh nhân Thành phố Hà Nội đã có bài phát biểu tham luận về chủ đề: “Thuận lợi và khó khăn trong tiếp cận thị trường và tham gia chuỗi cung ứng; Một số khuyến nghị”

Trong bài phát biểu, Chủ tịch HNEW đã nêu bật sự khác biệt tính giới giữa các doanh nghiệp do nam và nữ làm chủ

Do khác biệt về đặc điểm tính cách, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề giữa nữ giới và nam giới nên trong kinh doanh thì phụ nữ có những thuận lợi và khó khăn riêng. Phụ nữ làm chủ còn gặp trở ngại trong quá trình phát triển, quy mô còn nhỏ, chủ yếu là các DNNVV, sức cạnh tranh thấp, năng lực quản trị doanh nghiệp và tiếp cận thông tin, công nghệ còn hạn chế…

Tuy nhiên, đôi khi, sự linh hoạt của phụ nữ kinh doanh lại là lợi thế trong giai đoạn phát triển hết sức đặc biệt này của nền kinh tế: Ai thúc đẩy, tích tụ, kết nối, khai thác được nhiều nguồn lực hơn (đặc biệt là nguồn lực trí tuệ) thì người đó sẽ thành công, doanh nghiệp đó sẽ phát triển”

Bên cạnh đó, Chị Bùi Thị Hải Yến cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về việc: Tiếp tục Cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện chính sách, pháp luật để thúc đẩy phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, các biện pháp hỗ trợ Doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tham gia chuỗi cung ứng và đặc biệt là lĩnh vực đang rất được xã hội cũng như các doanh nghiệp quan tâm hiện nay là vấn đề chuyển đổi số

“Đối với tất cả các doanh nghiệp, chuyển đổi số là vấn đế sống còn vì đó là quá trình chuyển đổi phương thức sản xuất từ thủ công – bán tự động hiện nay sang thông minh hóa. Doanh nghiệp nào không chuyển đổi số đồng nghĩa với việc tự chọn con đường tụt hậu và nguy cơ bị đào thải là rõ ràng. Đây là quá trình tự thân, tự doanh nghiệp phải làm”


Tham dự và phát biểu tại Hội thảo còn có Đại diện Lãnh đạo Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI; đại diện Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women); đại diện Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM); Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Đại diện một số doanh nghiệp lĩnh vực bán lẻ...

Hội thảo là một diễn đàn cởi mở để các doanh nghiệp cập nhật thông tin về những chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tiếp cận thị trường trong nước và quốc tế; chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm mục tiêu tăng cường năng lực tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

29 views0 comments

Comments


HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

TRUY CẬP NHANH THƯ MỤC

bottom of page